1. Bé bị tiêu chảy
Sữa bị vón cục rất dễ đã bị hỏng nên tiêu chảy có thể gần như ngay lập tức đến với bé nếu như bé vừa uống sữa xong.
2. Bé bị co thắt dạ dày
Co thắt dạ dày có thể gây ra cho bé những cơn đau dạ dày. Nếu như mẹ cho bé uống sữa bột cho bé đã bị vón cục thì dạ dày của bé sẽ có cách để thông báo cho mẹ biết rằng bé đã uống phải sữa hỏng như là: sôi bụng, đấy bụng hay đau bụng, co thắt dạ dày. Nếu như bé bị đau bụng nghiêm trọng, mẹ cần phải cho bé đi khám bác sĩ ngay
Bé có thể nôn mửa nếu như uống phải sữa bột cho bé đã bị vón cục
3. Bé bị nôn mửa
Nôn mửa sẽ đi cùng với các biểu hiện: đau bụng hoặc tiêu chảy. Lí do là khi uống sữa bị vón cục đã bị hỏng hay bất kì loại thực phẩm nào thì cơ thể bé hay người lớn chúng ta cũng vậy, sẽ cố gắng đào thải ra bên ngoài theo nhiều cách
Có thể mẹ quan tâm: 10 điều cần phải tránh khi pha sữa bột cho bé
http://www.kidsplaza.vn/blog/10-dieu-can-phai-tranh-khi-pha-sua-bot-cho-be.html |
4. Bé bị ngộ độc thực phẩm
Vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt nên rất dễ bị tổn thương, nếu như khi uống phải sữa đã bị vón cục, rất có thể sữa đã biến chất sẽ làm bé bị tiêu chảy, nôn mửa và nguy hại hơn là có thể gây ra ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc, có thể bé sẽ bị nôn liên tục hoặc có thể là vài lần trong ngày. Lúc này bé có thể đau quặn bụng, đau bụng dữ dội. Triệu trứng bệnh có thể nặng hay nhẹ tùy theo tác nhân gây ngộ độc
Khi bé bị nôn nhiều thường sẽ rối loạn nước và chất điện giải. Nếu bé bị sốt, đi ngoài phân nhày máu là những biểu hiện của nhiễm khuẩn gây tổn thương đường ruột. Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thì có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,...
Có thể bé sẽ bị đau thắt và quặn bụng nếu như uống sữa vón cục
5. Chăm sóc bé bị nôn mửa như thế nào?
- Cho bé nằm: đầu nghiêng qua một bên để tránh hít sặc. Vì bé bị tiêu chảy nên sẽ bị mất nước, vì vậy cần phải bù lượng nước và chất điện giải cho cơ thể của bé. Bên cạnh đó cũng cần phải có chế đọ dinh dưỡng hợp lí để thúc đẩy quá trình hồi phục cho bé và làm giảm các triệu chứng của bệnh đi
- Hãy cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không nên cho bé ăn kiêng. Còn những bé lớn hơn thì cho ăn cháo, cơm hoặc súp nghiền để hệ men tiêu hóa sớm hoạt động bình thường và mau hồi phục ruột. bé còn đang bú mẹ thì vẫn phải duy trì bú mẹ cho bé, cần phải tăng cường lượng sữa hơn so với lúc bé chưa bị ốm. Như thế thì thông thường bé có thể ăn uống được sau 1 ngày
- Một điều hết sức lưu ý là các bậc cha mẹ cần phải theo dõi thường xuyên và liên tục nhiệt độ, số lần, đặc điểm của phân, nước tiểu hay dịch nôn của bé. Nếu bé có biểu hiện nôn nhiều, thậm chí là nôn có máu hay ngả màu xaanh hoặc không thể uống được hay bú được thì cần phải ngay lập tức cho bé đến cơ sở y tế
Có thể mẹ quan tâm: Các dòng sữa bột cho bé được ưa chuộng hiện nay: Sữa bột Meiji, sữa Glico, sữa Morinaga, sữa Nan Nga, sữa Aptamil, sữa Dielac (vinamilk),...
3 comments
Sữa bị vón cục là chất lượng cũng đã không còn như trước rồi, tốt nhất là không nên cho bé uống nữa
Replynếu có hiện tượng này thì tốt nhất không nên cho con uống
ReplyVón cục là có hiện tượng bị hỏng rồi, chẳng cho con dùng làm gì các mẹ à
ReplyPost a Comment